BỘ MÔN HỆ THÔNG THÔNG TIN QUẢN LÝ
BỘ MÔN QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ ĐIỀU HÀNH
BỘ MÔN TÀI CHÍNH
BỘ MÔN TIẾP THỊ VÀ QUẢN LÝ
VĂN PHÒNG KHOA
CÁC MÔN ĐẠI CƯƠNG
MÔN HỌC SAU ĐẠI HỌC
Nội dung môn học bao gồm những kiến thức về máy tính; hệ thống thông tin dựa trên máy tính; mạng máy tính; vai trò của chúng trong kinh doanh. Môn học cũng đề cập đến các xu thế thời đại của công nghệ thông tin và hàm ý của chúng đến hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó nội dung môn học cũng bao gồm thực hành các phần mềm Microsoft PowerPoint, Microsoft Word, Microsoft Excel giúp người học quản lý công việc cá nhân hiệu quả.
Các nội dung bao gồm:•Thống kê là gì?• Xác suất• Biến ngẫu nhiên rời rạc và phân phối xác suất• Biến ngẫu nhiên liên tục và phân phối xác suất• Lấy mẫu và phân phối mẫu• Ước lượng• Kiểm định giả thuyết thống kê• Phân tích tương quan và hồi qui tuyến tính• Chuỗi thời gian và dự báoSử dụng phần mềm Excel để tính toán các tham số thống kê, xác suất, lấy mẫu ,các bài tập ước lượng, phân tích tương quan và hồi qui tuyến tính.
Nội dung môn học bao gồm những kiến thức về: – Phân tích các dòng tiền tệ nhằm xác định các giá trị tương đương theo các quan điểm khác nhau – Hiểu các tiêu chuẩn ra quyết định kinh tế kỹ thuật, gồm giá trị hiện tại ròng, suất thu lợi nội tại và tỷ số lợi ích/chi phí. – Hình thành các phương án và ước tính lợi ích/chi phí từ dữ liệu có sẵn. – Thực hiện phân tích dòng tiền tệ sau thuế, áp dụng các quy định khấu hao chuẩn. Môn học bao gồm giá trị theo thời gian của tiền tệ, sự tương đương của tiền tệ, các độ đo đáng giá về mặt kinh tế, các quy tắc chọn phương án đầu tư, thuế lợi tức, khấu hao thiết bị.
Nội dung môn học bao gồm những kiến thức về: – Phân tích các dòng tiền tệ nhằm xác định các giá trị tương đương theo các quan điểm khác nhau – Hiểu các tiêu chuẩn ra quyết định kinh tế kỹ thuật, gồm giá trị hiện tại ròng, suất thu lợi nội tại và tỷ số lợi ích/chi phí. – Hình thành các phương án và ước tính lợi ích/chi phí từ dữ liệu có sẵn. – Thực hiện phân tích dòng tiền tệ sau thuế, áp dụng các quy định khấu hao chuẩn. Môn học bao gồm giá trị theo thời gian của tiền tệ, sự tương đương của tiền tệ, các độ đo đáng giá về mặt kinh tế, các quy tắc chọn phương án đầu tư, thuế lợi tức, khấu hao thiết bị.
Nội dung đầu tiên của môn học sẽ giới thiệu cơ sở của lý thuyết ra quyết định. Kế đến, môn học sẽ đề cập đến kiến thức nền tảng của qui hoạch tuyến tính. Các bài toán khác có liên quan đến qui hoạch tuyến tính như bài toán phân công, bài toán vận tải cũng được trình bày. Phần sau của chương trình sẽ cung cấp cho học viên những kỹ thuật qui hoạch khác như qui hoạch nguyên, qui hoạch động và bài toán sơ đồ mạng.
Các mô hình và thể hiện của thương mại điện tử, các tác động lên tổ chức, ngành công nghiệp, các vấn đề chính – pháp lý, hạ tầng kỹ thuật và cung cấp giải pháp – trong các chiến lược phát triển thương mại điện tử. Các giải pháp công nghệ trong việc xây dựng các ứng dụng thương mại điện tử.
Môn học này cung cấp cho sinh viên một cái nhìn toàn cảnh về analytics (tạm dịch là phân tích học), bao gồm các kỹ thuật và công cụ đã được áp dụng thành công trong các tổ chức hiện đại. Sinh viên sẽ nắm được sự tiến hóa của hệ hỗ trợ quyết định (DSS), trí tuệ kinh doanh (BI) và phân tích học kinh doanh (BA) từ việc lập ra các báo cáo chuẩn cho đến một hệ thống thông tin tích hợp nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin cho những người ra quyết định hiện đại. Môn học này cũng xây dựng bước đầu cho sinh viên kỹ năng thực hành trên các công cụ hỗ trợ quyết định như Tableau/Google Data Studio, RapidMiner/Python và Analytic Solver/IBM CPLEX.
Môn học giới thiệu các kỹ năng và thực hành nhằm giúp sinh viên giao tiếp hiệu quả cũng như giúp họ xây dựng chiến lược giao tiếp trong kinh doanh. Nó cũng giúp khám phá cách thức hiệu quả trong giao tiếp nói và viết, cũng như các tiêu chuẩn thực hành giao tiếp trong và giữa các bộ phận khác nhau.
Môn học này trình bày khái niệm khởi nghiệp, vai trò của khởi nghiệp và giải thích các giai đoạn của quá trình khởi nghiệp, nội dung và các công cụ để thực hiện từng giai đoạn của quá trình khởi nghiệp đề xây dựng mô hình kinh doanh và kế hoạch khởi nghiệp. Tri thức kỹ năng quản lý đã được học từ các môn trước đây sẽ được áp dụng vào thực hành khởi nghiệp
Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về những hệ thống thông tin khác nhau, cũng như quy trình phân tích và thiết kế hệ thống. Ngoài ra, môn học cũng giới thiệu các giai đoạn của việc phát triển hệ thống thông tin và cách chọn lựa một số HTTT phù hợp với doanh nghiệp.
Mạng cung ứng số (DSN) đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp sự an toàn, chất lượng, giá trị và đổi mới cho các bên liên quan. Khả năng vận hành thông minh nhờ vào trí tuệ nhân tạo cho phép các đội nhóm vận hành doanh nghiệp một cách thông minh hơn thông qua khả năng giám sát toàn diện và ra quyết định dựa trên số liệu.
Một số đặc trưng chính của DSN sẽ được giới thiệu, bao gồm: Lập kế hoạch đồng bộ, Phát triển sản phẩm số, Cung ứng thông minh, Sản xuất thông minh, Quản trị tài sản thông minh, Đáp ứng đơn hàng động, và Khách hàng kết nối.
Môn học này trình bày cách thức phát huy các tiến bộ công nghệ chính yếu của CMCN 4.0 để chuyển đổi thành công hoạt động kinh doanh số trên thị trường trong thời đại kỹ thuật số. Môn học tập trung vào các vẫn đề chính một doanh nghiệp phải giải quyết để chuyển đổi thành công chuoix cung ứng, bao gồm: sự thay đổi kỹ năng, ảnh hưởng văn hóa và xã hội, xây dựng chiến lược và lộ trình phù hợp cho quá trình chuyển đổi số.
Môn học giới thiệu cho học viên về khởi nghiệp; vai trò của khởi nghiệp đối với cá nhân nhà khởi nghiệp, đối với kinh tế và xã hội; các quy trình, phương pháp, và công cụ để nhận diện một cơ hội khởi nghiệp; các bước xây dựng mô hình kinh doanh và lập kế hoạch khởi nghiệp.
Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức tổng quan về khoa học dữ liệu, bao gồm những vấn đề thách thức quan trọng khoa học dữ liệu và các phương pháp cơ bản để làm việc với dữ liệu lớn. Các chủ đề được giới thiệu trong môn học bao gồm: thu thập dữ liệu, tích hợp dữ liệu, quản lý dữ liệu, mô hình hóa, phân tích, trực quan hóa, dự báo, và ra quyết định dựa trên thông tin, cũng như an toàn dữ liệu và bảo vệ quyền riêng tư. Khóa học này sẽ cung cấp cho sinh viên các nội dung chi tiết về ứng dụng của khoa học dữ liệu, phân tích học dữ liệu, vòng đời dự án, các phương pháp thống kê, và học máy. Sinh viên cũng sẽ được học về các công cụ và kỹ thuật thực tế để phân tích dữ liệu, chuyển đổi dữ liệu, thí nghiệm và đánh giá, như là: ngôn ngữ lập trình R hay Python.
Môn học này gồm có 4 chương chính. Chương 1 giới thiệu về nền tảng của chất lượng. Chương 2 cung cấp các kiến thức về chi phí chất lượng. Chương 3 trình bày các công cụ thống kê trong kiểm soát quá trình. Chương 4 đi sâu vào kế hoạch kiểm tra và lấy mẫu.
Môn học trang bị cho học viên kiến thức cơ bản trong vận hành hệ thống sản xuất thực tế.
Nội dung chính của môn học bao gồm:
– Tổng quan về quản lý sản xuất và vai trò của sản xuất,vận hành trong doanh nghiệp.
– Thiết kế hệ thống sản xuất ở mức cơ bản (Thiết kế sản phẩm, Kỹ thuật dự báo, Chọn lựa quy trình sản xuất, Bố trí mặt bằng)
– Lập kế hoạch và kiểm soát hệ thống sản xuất (Hoạch định tổng hợp, Quản lý tồn kho, Hoạch định nhu cầu vật tư, và Sắp xếp lịch trình sản xuất).
Các kiến thức và kỹ năng của môn học được trang bị cho sinh viên thông qua các bài giảng, bài tập cá nhân và tiểu luận nhóm.
Nội dung môn học bao gồm các kiến thức và kỹ năng cơ bản trong quản lý dự án như phân tích và lựa chọn dự án, hoạch định và lập tiến độ dự án, giám sát và kiểm soát dự án, và các cách tiếp cận giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình quản lý dự án.
Môn học hệ thống sản xuất sẽ trang bị cho sinh viên kiến thức nền tảng về các hệ thống sản xuất đã và đang áp dụng ở Việt nam và trên thế giới. môn học gồm 3 phần chính:
(1) khái niệm cơ bản cung cấp thông số cần thiết để đánh giá và kiểm soát hệ thống;
(2) hệ thống sản xuất cung cấp nội dung liên quan đến một số hệ thống đặc trưng như đơn chiếc, theo lô, khối lớn, linh hoạt,…; (3) chi phí và quản lý cung cấp phương pháp xác định giá thành cơ bản và khái niệm về quản lý trong khu vực sản xuất
Nội dung môn học bao gồm các kiến thức và kỹ năng cơ bản trong quản lý dự án như phân tích và lựa chọn dự án, hoạch định và lập tiến độ dự án, giám sát và kiểm soát dự án, và các cách tiếp cận giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình quản lý dự án.
Môn học hệ thống sản xuất sẽ trang bị cho sinh viên kiến thức nền tảng về các hệ thống sản xuất đã và đang áp dụng ở Việt nam và trên thế giới. môn học gồm 3 phần chính:
(1) khái niệm cơ bản cung cấp thông số cần thiết để đánh giá và kiểm soát hệ thống;
(2) hệ thống sản xuất cung cấp nội dung liên quan đến một số hệ thống đặc trưng như đơn chiếc, theo lô, khối lớn, linh hoạt,…; (3) chi phí và quản lý cung cấp phương pháp xác định giá thành cơ bản và khái niệm về quản lý trong khu vực sản xuất
Môn học trang bị cho học viên kiến thức cơ bản trong vận hành hệ thống sản xuất thực tế. Nội dung chính của môn học bao gồm: Tổng quan về quản lý sản xuất và vai trò của sản xuất, vận hành trong doanh nghiệp, Thiết kế sản phẩm, thiết kế công việc và đo lường định mức thời gian, chọn lựa quy trình sản xuất, bố trí mặt bằng, hoạch định tổng hợp, quản lý tồn kho, hoạch định nhu cầu vật tư và sắp xếp lịch trình sản xuất.
Các kiến thức và kỹ năng của môn học được trang bị cho sinh viên thông qua các hoạt động trên lớp, bài tập và tiểu luận nhóm.
Môn học trang bị cho học viên kiến thức cơ bản trong vận hành hệ thống sản xuất thực tế.
Nội dung chính của môn học bao gồm:
– Tổng quan về quản lý sản xuất và vai trò của sản xuất,vận hành trong doanh nghiệp.
– Thiết kế hệ thống sản xuất ở mức cơ bản (Thiết kế sản phẩm, Kỹ thuật dự báo, Chọn lựa quy trình sản xuất, Bố trí mặt bằng)
– Lập kế hoạch và kiểm soát hệ thống sản xuất (Hoạch định tổng hợp, Quản lý tồn kho, Hoạch định nhu cầu vật tư, và Sắp xếp lịch trình sản xuất).
Các kiến thức và kỹ năng của môn học được trang bị cho sinh viên thông qua các bài giảng, bài tập cá nhân và tiểu luận nhóm.
Môn học trang bị cho học viên kiến thức cơ bản trong vận hành hệ thống sản xuất thực tế. Nội dung chính của môn học bao gồm: Tổng quan về quản lý sản xuất và vai trò của sản xuất, vận hành trong doanh nghiệp, Thiết kế sản phẩm, thiết kế công việc và đo lường định mức thời gian, chọn lựa quy trình sản xuất, bố trí mặt bằng, hoạch định tổng hợp, quản lý tồn kho, hoạch định nhu cầu vật tư và sắp xếp lịch trình sản xuất.
Các kiến thức và kỹ năng của môn học được trang bị cho sinh viên thông qua các hoạt động trên lớp, bài tập và tiểu luận nhóm.
Môn học cung cấp cho học viên các kiến thức liên quan đến quản lý chuỗi cung ứng, thành phần cơ bản trong cấu trúc chuỗi cung ứng như chiến lược phân phối, hợp đồng cung ứng, liên minh chiến lược, chiến lược mua và gia công ngoài, giá trị thông tin, cũng như sự tích hợp trong chuỗi cung ứng, học viên có thể hoạch định, vận hành hệ thống chuỗi cung ứng, kiểm tra hiệu quả của hệ thống. Ngoài ra, môn học còn cung cấp một số trò chơi mô phỏng để nâng cao nhận thức của học viên về lĩnh vực này.
Đổi mới sản phẩm/dịch vụ là một chu trình phức tạp trong quản trị kinh doanh. Để quản lý hiệu quả chu trình này, nhà quản lý cần kết hợp kiến thức liên ngành liên quan đến marketing, chất lượng, sản xuất, tài chính, công nghệ, hệ thống thông tin, dự án… và hiểu rõ về hoạt động, hành vi của tổ chức với các hiểu biết liên quan đến làm việc nhóm, quản lý sự thay đổi…
Môn học này dựa trên chu trình “innovation funnel” để phân tích và hướng dẫn người học thực hành từ giai đoạn fuzzy front end đến giai đoạn phát triển sản phẩm/dịch vụ và giới thiệu, thương mại hóa sản phẩm ra thị trường. Mỗi giai đoạn sẽ trang bị cho người học một số công cụ thực hành, và thông qua thực hành người học sẽ rút ra những bài học kinh nghiệm để tích lũy thành kỹ năng sau này.
Môn học quản lý công nghệ bao gồm các nội dung:
(1) nhận thức về công nghệ nhằm giới thiệu những khái niệm ban đầu liên quan đến công nghệ và quản lý công nghệ; những tác động của thay đổi công nghệ đến phát triển kinh tế và những kết quả nhận được cũng như những vấn đề gặp phải khi thay đổi công nghệ;
(2) hiểu biết về công nghệ qua những nội dung liên quan giữa công nghệ và sản xuất, công nghệ tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp cũng như hiểu rõ về vòng đời và các thành phần cơ bản của công nghệ;
(3) và cuối cùng là tiếp thu công nghệ, nắm được thế nào là công nghệ phù hợp, các loại năng lực công nghệ mà doanh nghiệp cần có, cung cấp cho sinh viên các kiến thức liên quan đến vai trò của chuyển giao công nghệ trong chiến lược phát triển, nâng cao trình độ công nghệ ở góc độ công ty cũng như quốc gia, và các vấn đề về quan trọng cần quan tâm khi tiến hành chuyển giao công nghệ tại doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực và trình độ công nghệ của mình.
Môn học nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quản lý và lập kế hoạch bảo trì cho máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất trong xí nghiệp sản xuất công nghiệp. Đặc biệt, môn học cung cấp khái niệm nền tảng về bảo trì năng suất đồng bộ, môn học giúp cho sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo trì trong vận hành, phân tích chi phí lợi ích của các kế hoạch bảo trì trong kế hoạch sản xuất tổng thể của công ty…, với lượng kiến thức cung cấp, Sinh viên có thể làm việc trong bộ phận quản lý bảo trì tại các xí nghiệp sản xuất công nghiệp.
Môn học bao gồm những nội về nền tảng của chất lượng, chi phí chất lượng, các công cụ thống kê trong kiểm soát quá trình, kế hoạch kiểm tra và lấy mẫu, triển khai chức năng chất lượng, benchmarking và hệ thống quản lý chất lượng.
Môn học này bao gồm các kiến thức về lập kế hoạch và điều độ sản xuất nhằm đáp ứng kế hoạch giao hàng. Sinh viên sẽ được cung cấp những mô hình và giải thuật điều độ các đơn hàng trong phân xưởng để phân bổ nguồn lực hợp lý và hiệu quả
Môn học này bao gồm các kiến thức về an toàn công nghiệp, quản lý an toàn quá trình, xây dựng chương trình an toàn công nghiệp và quản lý rủi ro, nhận diện nguy cơ, kiến thức quy trình, các kỹ thuật, cách thức đánh giá và quản lý rủi ro cũng như quản lý sự thay đổi. Các chủ đề cụ thể về An toàn công nghiệp và Quản lý rủi ro có liên quan trực tiếp đến kỹ sư/ cử nhân trẻ cũng được đề cập và phân tích.
Đổi mới sản phẩm/dịch vụ là một chu trình phức tạp trong quản trị kinh doanh. Để quản lý hiệu quả chu trình này, nhà quản lý cần kết hợp kiến thức liên ngành liên quan đến marketing, chất lượng, sản xuất, tài chính, công nghệ, hệ thống thông tin, dự án… và hiểu rõ về hoạt động, hành vi của tổ chức với các hiểu biết liên quan đến làm việc nhóm, quản lý sự thay đổi…
Môn học này dựa trên chu trình “innovation funnel” để phân tích và hướng dẫn người học thực hành từ giai đoạn fuzzy front end đến giai đoạn phát triển sản phẩm/dịch vụ và giới thiệu, thương mại hóa sản phẩm ra thị trường. Mỗi giai đoạn sẽ trang bị cho người học một số công cụ thực hành, và thông qua thực hành người học sẽ rút ra những bài học kinh nghiệm để tích lũy thành kỹ năng sau này.
Môn học được tổ chức thành 9 chương. Chương 1 giới thiệu khái niệm giá trị của thiết kế mạng lưới chuỗi cung ứng. Chương 2 trình bày việc xây dựng trực giác với mô hình trọng tâm. Chương 3 đi sâu vào các phương pháp tiếp cận xác định vị trí cơ sở bằng cách tiếp cận dựa trên khoảng cách. Chương 4 trình bày các mức dịch vụ thay thế và phân tích độ nhạy. Chương 5 bổ sung năng lực cho mô hình trong khi chương 6 bổ sung vận chuyển ra nước ngoài vào mô hình. Chương 7 giới thiệu chi phí cố định và chi phí biến đổi cơ sở. Các đường cơ sở và đường cơ sở tối ưu được trình bày trong chương 8. Cuối cùng, chương 9 tập trung vào tổng hợp dữ liệu trong thiết kế mạng.
Môn học nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quản lý và lập kế vận tải hàng hóa và Logistics quốc tế. Môn học Quản lý vận chuyển và Logistics quốc tế gồm nội dung chủ yếu như sau: tầm quan trọng và lợi ích quản lý vận chuyển và Logistics quốc tế, xây dựng kế hoạch vận chuyển và/hoặc logistics quốc tế, dịch vụ khách hàng và hệ thống thông tin hỗ trợ trong quản lý và kiểm soát hệ thống,..
Môn học được thiết kế nhằm cung cấp cho sinh viên các kiến thức về lĩnh vực bán lẻ và chiến lược xây dựng kênh bán lẻ. Môn học cũng đề cập đến các công cụ hỗ trợ đánh giá vị trí bán lẻ và quản lý quá trình lập kế hoạch hàng hóa.
Môn học này sẽ cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cần thiết về quản lý chuỗi cung ứng theo Lean trong bối cảnh toàn cầu hiện nay đầy biến động, không chắc chắn, phức tạp và mơ hồ, xây dựng và duy trì văn hóa Lean trong chuỗi cung ứng, các nguyên tắc và nền tảng kiến thức về quản lý chuỗi cung ứng theo Lean, cấu hình lập kế hoạch chiến lược quản lý chuỗi cung ứng theo Lean, thực hiện lập kế hoạch chuỗi cung ứng tinh gọn trong các hoạt động trong chuỗi cung ứng, tận dụng cơ hội áp dụng thực tiễn các nguyên tắc, phương pháp và công cụ của quản lý tinh gọn vào các vấn đề thực tế và xây dựng tổ chức quản lý chuỗi cung ứng tinh gọn. Một số lợi ích cơ bản của quản lý chuỗi cung ứng tinh gọn được tiếp cận trong suốt môn học bao gồm cách để có chi phí sản xuất thấp hơn, hàng tồn kho thấp hơn, giảm thời gian thực hiện, cải thiện tính linh hoạt, thời gian chu kỳ và tạo ra môi trường quản lý chuỗi cung ứng theo Lean đẳng cấp thế giới tích hợp.
Môn học gồm 8 chương.
– Chương 1 giới thiệu về Mua hàng và Quản lý chuỗi cung ứng.
– Chương 2 trình bày Quy trình mua hàng.
– Chương 3 tập trung vào Chính sách và Thủ tục Mua hàng.
– Chương 4 trình bày Tích hợp quản lý cung ứng để tạo lợi thế cạnh tranh.
– Chương 5 tập trung vào Tổ chức Quản lý Mua hàng và Cung ứng trong khi
– Chương 6 đề cập đến Đánh giá và Lựa chọn Nhà cung cấp.
– Chương 7 đề cập đến Tìm nguồn cung ứng trên toàn thế giới.
– Cuối cùng, chương 8 đi sâu vào các phương pháp tiếp cận Mua hàng và Phân tích chuỗi cung ứng: Công cụ và Kỹ thuật.
Môn học được tổ chức thành 4 chương.
– Chương 1 giới thiệu các khái niệm về quản lý rủi ro chuỗi cung ứng.
– Chương 2 trình bày đánh giá rủi ro chuỗi cung ứng.
– Chương 3 đi sâu vào các cách tiếp cận của quản lý rủi ro chuỗi cung ứng.
– Chương 4 trình bày các định hướng tương lai trong quản lý rủi ro cung ứng.
Nội dung môn học bao gồm các kiến thức và kỹ năng cơ bản trong quản lý dự án như phân tích và lựa chọn dự án, hoạch định và lập tiến độ dự án, giám sát và kiểm soát dự án, và các cách tiếp cận giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình quản lý dự án. Ngoài ra, môn học cũng giới thiệu phần mềm MS. Project nhằm hỗ trợ nâng cao hiệu quả trong quản lý dự án.
Môn học cung cấp cho người học các kiến thức có liên quan như: ISO 9000 là gì, lợi ích các doanh nghiệp đạt được khi có ISO 9000, các bước thực hiện ISO, phân tích các nội dung cốt lõi của ISO 9001:2015, mối liên hệ giữa ISO 9000 với các hệ thống quản lý chất lượng khác. Môn học cũng yêu cầu người học sử dụng lý thuyết học được đánh giá quá trình thực hiện ISO 9001:2008/ ISO 9001:2015 của một tổ chức Việt Nam đã và đang thực hiện ISO.